Kinh nghiệm du lịch Bến Tre – Bến Tre có gì vui

‘Nên kết hợp tiếp thị du lịch truyền thống cùng trực tuyến’

‘Nên kết hợp tiếp thị du lịch truyền thống cùng trực tuyến’

Thay vì loại bỏ marketing truyền thống, nên kết hợp song song với tiếp thị online, hỗ trợ cùng phát triển, theo ông Graham Cooke, CEO World Travel Awards.

Ông Graham Cooke nhấn mạnh cần kết hợp marketing online lẫn truyền thống trong phiên thảo luận “Tiếp thị điểm đến du lịch trong thời đại kỹ thuật số và sự lên ngôi của mạng xã hội”, tại quận 7, TP HCM ngày 10/9.

Theo ông, mạng xã hội giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn. Vài năm trước, khi du khách phàn nàn, vài tiếng sau sự việc mới được xử lý. Hiện chỉ vài giây xuất hiện Facebook, Instagram, Twitter…, khúc mắc lập tức được hóa giải.

Ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập tổ chức World Travel Awards. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập tổ chức World Travel Awards. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Ninna Sudra – Giám đốc điều hành khu vực Bắc Á tại VICE Media – ví dụ kênh TikTok ở Hàn Quốc đã sử dụng văn hóa KPop, phim ảnh để thu hút du khách đến quốc gia này. Bà cho rằng thông điệp, câu chuyện, yếu tố kết nối thế hệ trẻ… có thể làm nổi bật bản sắc du lịch.

Bà Kefaya Abu Dayeh – travel blogger nổi tiếng – nhận định sự bùng nổ của mạng xã hội đã tác động rất nhiều đến hành vi người dùng. Nó giúp mọi người kết nối nhau, cộng đồng thế giới dễ dàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và tác động đến lựa chọn điểm đến của người dùng. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch Việt hậu Covid-19 một phần nhờ sự lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội và hiệu ứng từ KOLs.

Ông Graham Cooke cũng nêu tầm quan trọng của marketing truyền thống và đề xuất các doanh nghiệp, cơ quan du lịch… duy trì hình thức gửi email, phát tờ rơi, tổ chức hội thảo.

Bên cạnh đó là quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, tổ chức các sự kiện, hội chợ thương mại… OOH (out of home) các loại biển bảng, digital frame (trình chiếu hình ảnh hoặc slide liên tục trên màn hình LED, LCD có độ phân giải cao.)… là những kênh không thể thiếu trong các hoạt động quảng bá.

Marketing truyền thống có nhiều ưu điểm, góp phần kết nối khách hàng và tiết kiệm; doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng địa phương tại khu vực nhỏ lẻ, đồng thời tạo hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu.

Các hình thức tiếp thị truyền thống có thể “tái sử dụng” mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không có internet. Kênh này cũng được đánh giá cao về độ tin cậy, khả năng khách hàng sẽ sử dụng hoặc mua sản phẩm.

“Tiếp thị điểm đến online mang về khách hàng thực, nhưng họ vẫn cần đội ngũ tận tình, chuyên môn cao để lắng nghe, chia sẻ. Đồng thời, marketing truyền thống còn là cầu nối giúp khách lớn tuổi gắn kết với các nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, cần dựa trên đối tượng khách hàng hướng đến để lựa chọn hình thức tiếp thị phù hợp”, ông nói.

Trong khi ấy, bà Ninna Sudra và Kefaya Abu Dayehb đồng tình với quan điểm: đa dạng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong du lịch. Nền tảng YouTube, Instagram, Facebook, Twitter… đều có những ngôn ngữ thích hợp với người dùng toàn cầu. “Các quốc gia muốn phát triển du lịch cần chú trọng điểm này”, ba diễn giả lưu ý.

Bà Ninna Sudra, Giám đốc điều hành khu vực Bắc Á tại VICE Media. Ảnh: Quỳnh Trần

Ninna Sudra, Giám đốc điều hành khu vực Bắc Á tại VICE Media. Ảnh: Quỳnh Trần

Trước đó ở phiên thảo luận một “Tiếp thị điểm đến: Xu hướng, thành công và thách thức”, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM – nhấn mạnh: “Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, TP HCM đang đẩy mạnh xây dựng, củng cố niềm tin của du khách với các điểm đến”.

Bà cho rằng chất lượng và phong thái phục vụ nhất quán được chú trọng. Các doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác với khách hàng qua nhiều hình thức, từ trực tiếp đến trực tuyến. Ngoài ra, các hình thức tiếp thị mới, phù hợp với thời đại cũng cần được áp dụng.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Tạ Thị Bích Hà – Giám đốc Tổng cục xúc tiến du lịch Liên bang Nga tại Việt Nam (Visit Russia) – chỉ ra tâm lý người dân toàn cầu thay đổi sau biến động Covid-19, nhất là khi nhìn thấy sự mong manh, vô thường của cuộc đời. Nhiều người muốn du lịch giải tỏa tinh thần là cần thiết và thích được nhìn thế giới mênh mông, đôi khi chỉ là chuyến đi trong ngày hay chuyến du lịch để đời lên tới hàng trăm triệu hay vài tỷ. “Nếu không phải bây giờ, thì ‘never’ (không bao giờ)”, bà Bích Hà nhấn mạnh.

Tùy định hướng, doanh nghiệp sẽ tìm ra chân dung những khách hàng mới. Theo đó, họ là những người có tiền, đang sở hữu doanh nghiệp riêng, dù đến nơi nào, họ vẫn có thể làm việc. Bên cạnh đó, với những sinh viên, học sinh đang muốn tìm hiểu về lịch sử, có thể tiếp thị các điểm đến liên quan lịch sử…

Với đa số các doanh nghiệp du lịch trên thị trường là SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ), bà Bích Hà gợi ý cần xác định rõ đối tượng khách hàng, sản phẩm mình tập trung vào, từ đó mới có mục tiêu, cách thức tiếp thị tiếp cận phù hợp. Đồng thời, bà cũng chỉ ra một số sản phẩm không thể tiếp thị qua mạng xã hội như du lịch chữa bệnh, du lịch wellness…

Cần tối ưu hoá ngân sách tiếp thị bằng các cách sau: sử dụng công nghệ để nắm chắc đối tượng truyền thông và đo lường hiệu quả; tận dụng nội dung được sản xuất bởi người dùng (user generated content); tối ưu hoá các sản phẩm truyền thông (tái sử dụng cho mục đích khác, ở thời điểm khác); chuyển hướng, tập trung truyền thông hướng tới giữ chân khách hàng…

Ông Trần Anh Dũng, cho rằng đại dịch vừa là thách thức nhưng đồng thời là cơ hội để du lịch đổi mới. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Trần Anh Dũng, cho rằng đại dịch vừa là thách thức nhưng đồng thời là cơ hội để du lịch đổi mới. Ảnh: Quỳnh Trần

Với những xu hướng du lịch mới, tệp khách hàng thay đổi, doanh nghiệp buộc phải đổi mới tiếp thị. Ông Trần Anh Dũng – Trưởng đại diện hãng hàng không Hongkong Airlines chỉ ra những kênh và nội dung tiếp thị hiệu quả cho thị trường hậu đại dịch gồm:

Influencer marketing: sử dụng các KOLs, chia sẻ những trải nghiệm của họ cho khách hàng

Tiếp thị D2C (direct to customer): doanh nghiệp làm chủ hoàn toàn chuỗi cung ứng của mình: vận hành, trực tiép phân phối sản phẩm đến khách hàng. Khi bỏ qua khâu trung gian, doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít với khách và hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của họ.

Tiếp thị qua mạng xã hội: sử dụng những content ngắn, bắt mắt… doanh nghiệp có thể kết nối khách hàng bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị thông minh, kết nối internet. Kênh nổi bật nhất là Facebook, Instagram, Twitter…

Tiếp thị sử dụng công nghệ cao và các thuật toán, đem lại trải nghiệm cá nhân hoá cho người dùng. Doanh nghiệp có thể thu thập đầy đủ thông tin, nhu cầu khách và đưa ra chiến lược hiệu quả.

Ông Trần Anh Dũng cho rằng các cách truyền thông truyền thống như email marketing, cold call, sử dụng TVAds, báo chí… tập trung nhiều vào các sản phẩm được sản xuất bởi công ty đó.

Tiếp thị truyền thống có điểm lợi là tiếp thị phổ rộng, bao quát, dễ dàng len lỏi đến tận các vùng sâu vùng xa hoặc các đối tượng khó tiếp cận. Ngoài ra, hình thức này cho phép sự “tái chế”, khi các sản phẩm cũ có thể được sử dụng lại, sau một số chỉnh sửa. Các hình thức tiếp thị trực tiếp như gọi điện thoại, tổ chức hội thảo… phù hợp với đối tượng trung niên, người lớn tuổi. Trong khi đó, giới trẻ thích thông qua mạng xã hội vì các hình thức này đa dạng, và các hình thức này dễ đo được hiệu quả, và phân loại được đối tượng.

“Thay vì loại bỏ, hai hình thức này hoàn toàn có thể thực hiện song song. Doanh nghiệp có thể tùy đối tượng mà chọn hình thức tiếp thị phù hợp”, ông Dũng cho biết. Bà Hiếu đồng quan điểm với ông Dũng.

Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giám đốc Sở Du lịch TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Hội chợ Du lịch quốc tế TP HCM 2022 (ITE HCMC) lần thứ 16 đem đến cái nhìn tổng quan về các xu hướng truyền thông điểm đến trên thế giới lẫn Việt Nam, đồng thời trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến tiếp thị điểm đến trong thời đại kỹ thuật số, cách thức kết nối và thu hút thế hệ Z, du khách lớn tuổi cùng người có mức chi tiêu cao. Ban tổ chức kỳ vọng chuỗi sự kiện phần nào hỗ trợ các cơ quan, đơn vị du lịch xây dựng được chiến lược truyền thông phù hợp, góp phần hấp dẫn du khách đến Việt Nam nhiều hơn nữa.

Trước đó tối 7/9, gala nghệ thuật “Tinh hoa gạo Việt” chào mừng ITE HCMC diễn ra tại quận 1, TP HCM. Chương trình có sự góp mặt Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, lãnh đạo các cấp cùng hàng trăm khách mời trong và ngoài nước. Loạt nghệ sĩ trình diễn các tiết mục đậm bản sắc dân tộc, phác họa bức tranh sống động về Việt Nam hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn lưu giữ giá trị truyền thống. Trong đó, gạo là hình ảnh chung đại diện cho văn hóa, ẩm thực của các nước hạ nguồn sông Mekong.

Xem diễn biến chính

Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Link gốc: https://vnexpress.net/nen-ket-hop-tiep-thi-du-lich-truyen-thong-cung-truc-tuyen-4508496-tong-thuat.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x